Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

 The voice kids là một chương trình truyền hình thực tế hot nhất hiện nay. Minh chứng cho những dự định này chính là con số khủng 280 triệu đồng cho 30 giây quảng cáo


Đây là 1 con số kỉ lúc mà các chương trình truyền hình thực tế phải thèm khát nhưng ẩn sau đó là những điều bí mật nghẹn đắng và chua chát.

Chân dung những "con gà đẻ trứng vàng" cho nhà sản xuất

Thành công vang rội ấy của chương trình đã mang đến những nụ cười với nhiều sắc thái. Đầu tiên phải kể đến nụ cười rạng rỡ, hí hửng của nhà sản xuất. Với dung lượng thời gian quảng cáo dày đặc trong các show thật không khó để hình dung ra số lợi nhuận khủng khiếp mà chương trình này mang lại lớn đến mức nào. The voice kids quả thực là một "con gà đẻ trứng vàng" cho sự mưu tính khôn ngoan của nhà sản xuất.

Nụ cười thứ hai có lẽ là nụ cười trên môi của khán giả sau khi thưởng thức những phần trình diễn xuất sắc và lay động lòng người của các em. Và một nụ cười nữa không thể không nhắc đến đó là nụ cười gượng gạo của các bậc phụ huynh. Vậy có bao giờ các bạn hỏi lại chúng tôi là tại sao chúng tôi lại gọi nụ cười của phụ huynh là nụ cười gượng gạo? Bởi lẽ, đằng sau sự thành công của chương trình và những màn trình diễn xuất sắc của con họ là câu chuyện buồn về máu, mồ hôi và nước mắt mà ít ai biết được.

 Công chúng đâu có biết được rằng đằng sau bức rèm hào nhoáng ấy là một bí mật không mấy đẹp về chương trình này. Đằng sau nụ cười tươi rói của nhà sản xuất là nước mắt mặn chát của các thí sinh và gia đình các em.


Bí mật the voice kids
Bí mật the voice kids

Những hình ảnh riêng tư của các em đã bị nhà sản xuất rao bán kiếm lời


Họ sẵn sàng đem hình ảnh của cậu bé chăn trâu Văn Phong, cô bé bán chè Phương Mỹ Chi, đến thí sinh Quang Anh và hành trình chống trọi bệnh tật như thế nào để rao bán cho truyền thông nhằm thu hút rating cho chương trình. Mục đích cuối cùng mà họ hướng đến chính là thu hút thật nhiều nhà quảng cáo để kiếm thật nhiều tiền bỏ cho nặng túi.

Bí mật the voice kids
Bí mật the voice kids
Đằng sau nụ cười nhà sản xuất là nước mắt mặn chát của các thí sinh

Những dòng "nhật kí đưa con đi thi" của một phụ huynh đã hé lộ phần nào sự thật đen tối của chương trình, rằng chương trình này thực ra chẳng đẹp đẽ và hào nhoáng như các bạn đã nghĩ. Để đi đến chặng đường dài và cống hiến cho khán giả những tiết mục xuất sắc thì các thí sinh và phụ huynh đã phải cơ cực như thế nào. Đằng sau ánh đèn sân khấu rực sáng là hàng trăm mối lo lắng đổ lên đầu họ. Gia đình các thí sinh phải chịu toàn bộ chi phí từ ăn ở, đi lại đến trang phục, và chỉ phần nào đó là giúp đỡ của những người trong cuộc. Lẽ ra, với lợi nhuận khổng lồ thu được từ "những con gà đẻ trứng vàng" thì nhà sản xuất cũng đừng nên quá keo kiệt trong đối đãi với "bảo bối" của mình như thế. Muốn trách nhà sản xuất bà ban tổ chức cũng khó lòng bởi lẽ họ quá lọc lõi nên đâu để bản hợp đồng "lòi" ra 1 lỗ hổng nào. Mang tiếng là 1 chương trình truyền hình thực tế lớn và uy tín, nhưng vô tình The voice kid Việt Nam, điển hình là các em thí sinh lại biến thành công cụ kiếm tiền cho nhà sản xuất mà không đươc hưởng bất kì quyền lợi nào. Dẫu biết rằng làng giải trí vốn khắc nghiệt và ngập tràn những vị đắng như thế, nhưng lẽ ra trong 1 cuộc thi giành cho các ngôi sao nhí- những mầm non nghệ thuật của nước nhà, nhà sản xuất nên gạt những tính toán sặc mùi tiền sang 1 bên giành cho nó 1 chút tình người.

0 nhận xét :

Đăng nhận xét

Design by Hao Tran -